Voi mẹ và voi con.

Advertisements

Thời thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX: Chậm phát triển, ‘chúa’ xao nhãng học hành, bị đuổi học và bị chê sẽ không làm nên trò trống gì!

Thời thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX: Chậm phát triển, 'chúa' xao nhãng học hành, bị đuổi học và bị chê sẽ không làm nên trò trống gì!

“Ông chậm biết nói”, đó là câu đầu tiên Walter Isaacson mở đầu mô tả về thủa thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX- Albert Einstein trong cuốn sách về ông. Chính Einstein cũng từng nhớ lại: “Cha mẹ tôi lo đến mức họ phải nhờ bác sỹ khám”. Ngay cả sau khi ông bắt đầu biết nói, lúc hơn hai tuổi, ông mắc một tật khiến người bảo mẫu của gia đình đặt cho ông cái tên “der Depperte” – cậu nhóc, còn những thành viên khác trong gia đình xem ông “gần như chậm phát triển”.

Một cậu bé chậm nói, chậm phát triển

“Ông chậm biết nói”, đó là câu đầu tiên Walter Isaacson mở đầu mô tả về thủa thơ ấu của vĩ nhân vĩ đại nhất thế kỷ XX- Albert Einstein trong cuốn sách về ông. Chính Einstein cũng từng nhớ lại: “Cha mẹ tôi lo đến mức họ phải nhờ bác sỹ khám”. Ngay cả sau khi ông bắt đầu biết nói, lúc hơn hai tuổi, ông mắc một tật khiến người bảo mẫu của gia đình đặt cho ông cái tên “der Depperte” – cậu nhóc, còn những thành viên khác trong gia đình xem ông “gần như chậm phát triển”.

Mỗi khi có điều gì muốn nói, ông thử lẩm nhẩm với chính mình trước, cho đến khi nó nghe rành mạch đủ để phát thành tiếng. Người em gái mà ông rất mực quý mến- Maja Einstein nhớ lại: “Mỗi câu anh ấy nói ra, bất kể nó thông thường thế nào đi nữa, anh ấy đều lẩm nhẩm lặp lại”. Theo bà, chuyện đó thật đáng lo: “Anh ấy gặp khó khăn với ngôn ngữ đến mức những người xung quanh đều sợ anh ấy chẳng bao giờ học nổi.”

Sự chậm phát triển của ông lại kết hợp với tính nổi loạn bất tuân quyền uy, khiến một giáo viên đuổi học ông còn một giáo viên khác làm câu chuyện trở nên lý thú khi cho rằng ông sẽ chẳng bao giờ làm nên trò trống gì. Những điểm này đã biến Einstein thành vị thánh bảo hộ cho những học sinh xao lãng ở khắp nơi. Cũng chính những đặc điểm này đã giúp ông trở thành, như sau này ông ngờ ngợ, thiên tài khoa học sáng tạo nhất thời hiện đại.

Sự tự mãn xem thường quyền lực của ông dẫn ông đến việc nghi ngờ những kiến thức đã được thừa nhận theo lối mà những sinh viên được đào tạo bài bản ở các học viện chẳng bao giờ thấy cần phải đặt lại vấn đề. Còn về chuyện chậm biết nói của mình, ông tin rằng chính nó cho phép ông không khỏi kinh ngạc khi quan sát các hiện tượng hằng ngày mà những người khác cho là hiển nhiên.

Einstein có lần giải thích: “Khi tôi tự hỏi làm thế nào tôi lại là người khám phá ra Thuyết Tương đối,thì có vẻ nguyên do nằm ở hoàn cảnh sau đây. Những người lớn bình thường chẳng bận tâm suy nghĩ về các vấn đề không gian và thời gian. Đây là những điều màngười ta thường chỉ nghĩ khi còn nhỏ. Nhưng tôi phát triển chậm đến mức mãi đến khi trưởng thành, tôi mới bắt đầu thắc mắc về không gian và thời gian. Bởi thế mà tôi có thể tìm hiểu vấn đề này sâu hơn một đứa trẻ bình thường.”

Có lẽ các vấn đề về sự chậm phát triển của Einstein đã bị nói quá, nhưng trong suốt cuộc đời ông đúng là mắc một dạng nhẹ của chứng nhại lời. Điều này khiến ông lẩm bẩm nhắc lại các cụm từ hai hay ba lần, đặc biệt nếu chúng làm ông thích thú. Ông thường thích suy nghĩ bằng hình ảnh, nhất là trong những thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng, chẳng hạn tưởng tượng ra mình đang quan sát những tia sét khi ngồi trên một tàu lửa đang chuyển động, hoặc trải nghiệm trọng lực khi đứng trong một thang máy đang rơi. Sau này, ông nói với một nhà tâm lý học: “Tôi rất hiếm khi nghĩ bằng lời. Một ýnghĩ nảy ra, và sau đó tôi mới có thể cố diễn tả nó bằng lời.”

Bác bỏ vai trò của gốc gác Do Thái

Có một điều hiếm người biết là Einstein thường bác bỏ vai trò của di sản mà ông được thừa hưởng đối vớiquá trình định hình con người ông. Lúc cuối đời, ông có nói với một người bạn: “Việc tìm hiểu tổ tiên của tôi chẳng dẫn đến đâu đâu.” Tuy nhiên theo Isaacson, điều đó không hoàn toàn đúng. Ông may mắn được sinh ra trong một gia đình có trí tuệ, có lối suy nghĩ độc lập, biết xem trọng giáo dục, và cuộc sống của ông chắc chắn chịu ảnh hưởng, theo cả hướng tốt đẹp lẫn bi kịch, do thuộc về một di sản tôn giáo có truyền thống trí tuệ nổi trội và có một lịch sử vừa là kẻ ngoài cuộc vừa lang thang nay đây mai đó.

Cả hai bên nội ngoại gia đình của Einstein, trong ít nhất hai thế kỷ, đều là thương nhân và dân buôn bán người Do Thái, có mức sống khiêm tốn tại những làng quê thuộc vùng Swabia, phía tây nam nước Đức. Sau mỗi thế hệ, họ ngày càng hòa nhập vào nền văn hóa Đức mà họ yêu mến, hay chí ít là họ nghĩ vậy. Mặc dù có văn hóa và bản năng Do Thái, nhưng họ không mấy quan tâm tới tôn giáo của người Do Thái hay các nghi lễ của nó.

Cha của Einstein, ông Hermann, sinh năm 1847 tại ngôi làng Buchau ở Swabia, nơi có cộng đồng người DoThái phát triển, và họ bắt đầu được hưởng quyền làm bất cứ nghề nào. Hermann thể hiện “thiên hướng toán học rõ rệt”, và gia đình ông đủ sức cho ông đi học trung học ở ngôi trường ở Stuttgart cách làng 75 dặm về phía bắc. Thế nhưng họ không đủ tiền cho ông được học đại học, do hầu hết các trường đều không nhận người Do Thái trong bất cứ trường hợp nào, vì vậy ông trở về Buchau và bắt đầu kinh doanh.

Vài năm sau đó, Hermann cùng cha mẹ tham gia cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái ở các vùng nông thôn nước Đức tới các trung tâm công nghiệp hồi cuối thế kỷ XIX, cả gia đình chuyển tới thành phố Ulm thịnh vượng hơn, cách đó 35 dặm.

Ở đó, ông chung vốn mở một công ty nệm lông vũ với người anh họ. Theo lời kể lại ông là người “cực kỳ thân thiện, nhẹ nhàng và sáng suốt”. Với bản tính nhẹ nhàng dễ biến thành tính dễ bị sai khiến, Hermann cho thấy mình không thích hợp làm doanh nhân, và mãi mãi không có óc thực tế trong các vấn đề tài chính. Nhưng tính nhẫn nhịn đó quả thật khiến ông rất thích hợp trong vai trò người đàn ông tốt bụng của gia đình, và là người chồng tốt của một người vợ cương quyết. Năm 29 tuổi, ông cưới Pauline Koch, cô kém ông 11 tuổi.

Cha của Pauline, JuliusKoch, đã gây dựng một sản nghiệp đáng kể bằng nghề buôn bán ngũ cốc và cung cấp hàng hóa cho cung điện hoàng gia Württemberg. Pauline thừa hưởng óc thực tế của cha mình, nhưng bà đã thêm vào tính khí khắc khổ đó chút dí dỏm, hài hước. Theo ý kiến chung, cuộc hôn nhân giữa Hermann và Pauline khá hạnh phúc, tính cách mạnh mẽ của bà rất “hài hòa” với sự thụ động nơi ông.

Ngày ngày 14 tháng Ba năm 1879, con trai đầu lòng của họ cất tiếng khóc chào đời ở Ulm. Ban đầu, Pauline và Hermann định đặt tên cho cậu bé là Abraham theo tên của ông nội. Nhưng rồi họ cảm thấy cái tên đó nghe “Do Thái quá”. Vì vậy, họ giữ chữ cái đầu là A và đặt cho cậu bé cái tên Albert Einstein.

Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn ‘khám phá những huyền bí kết nối thế giới’

Nhà văn Kazuo Ishiguro. (Ảnh: ABC)

Vào lúc 18h ngày 5/10 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng giải thưởng Nobel của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn Kazuo Ishiguro mang quốc tịch Anh.

Ông Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật Bản. Những tiểu thuyết của ông mang lại cảm xúc tuyệt vời, “khám phá những sâu thẳm huyền bí kết nối với thế giới”. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông gồm Never let me go (Mãi đừng xa tôi), The Remains of the Day (tạm dịch Điều còn lại trong ngày).

Bắt đầu được trao từ năm 1901 đến nay, Giải Nobel Văn học đến nay được trao 109 lần nhưng có đến 113 tác giả nhận giải do có bốn lần hai người đồng đoạt giải. Cho tới thời điểm này, chỉ mới có 14 nữ văn sĩ đoạt Nobel văn học.

Năm ngoái, giải Nobel Văn học đã thuộc về nhà biên kịch, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng người Mỹ Bob Dylan vì đã tạo ra “những biểu đạt thi ca mới trong âm nhạc truyền thống của Mỹ”. Dylan, 75 tuổi, là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất tới nền âm nhạc nói riêng và văn hóa thế giới nói chung trong nhiều thập kỷ gần đây.

Giải Nobel Văn học là giải thứ 4 được công bố trong mùa Nobel năm nay. Tiếp sau giải Nobel Văn học, giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 6/10. Giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào ngày 9/10.

Phần thưởng cho các giải Nobel năm nay là 9 triệu krona Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD). Lễ trao các giải Nobel 2017 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào ngày 10/12 để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel. Riêng giải Nobel Hòa bình sẽ do Na Uy trao tặng.

Minh Minh/daikynguyen

Campuchia tước quyền công dân 70.000 người gốc Việt

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước đó đã có chuyến thăm ba ngày đến Campuchia và gặp gỡ Thủ tướng Hun Sen hồi tháng 7
Campuchia sẽ tiếp tục tiến hành chính sách thu hồi giấy tờ của 70.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Campuchia, nói giấy tờ quyền công dân của họ là “không đúng quy định,” tờ Phnom Pehnh Post đưa tin.
Trong khi đó, rất nhiều người trong số này là người gốc Việt đã sinh ra và lớn lên ở Campuchia.
Tuyên bố này đưa ra trong bối cảnh tư tưởng bài Việt vẫn luôn ngấm ngầm nhuốm màu bản sắc chính trị và xã hội Campuchia, tờ báo này nhận định.
Trong một cuộc họp hôm 4/10, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng nói: “Có người nước ngoài sở hữu giấy tờ không hợp pháp vì họ đã được ban hành không đúng quy định.”
Ông Sok Phal, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập cảnh, nói rằng các quan chức vi phạm sẽ bị “trừng phạt” và rằng các nghị định sẽ được thực hiện trong những tháng tới.
Phal cũng nói thêm, “Người sở hữu loại giấy tờ này cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng nếu chúng tôi bắt tất cả bọn họ, chúng tôi sẽ không có đủ nhà tù để đưa họ vào.”
Ông Phal nói có khoảng 70.000 người được cấp giấy tờ công dân bất hợp pháp.
Phal thừa nhận rằng hầu hết những người vi phạm là người gốc Việt sinh ra ở Campuchia và không có quốc tịch khác.
Ông nói rằng một văn bản dưới luật đã thông qua vào tháng Tám cho phép chính quyền hủy bỏ giấy tờ như chứng minh nhân dân và hộ chiếu, chính thức thu hồi quyền công dân của hàng ngàn người.
“Chúng tôi không xóa bỏ quyền công dân của họ, họ là người Việt Nam. Chúng tôi chỉ lấy lại giấy tờ về quyền công dân Campuchia,” ông nói.
Ông Phal nói với tờ Phnom Penh Post rằng những đối tượng này sẽ được coi là người nhập cư bất hợp pháp, nhưng ông đảm bảo họ sẽ không bị ép buộc rời đi.
Cũng theo báo này, chỉ ở riêng thủ đô Phnom Penh, Bộ Nội vụ đã xác định được 7.501 trường hợp giấy khai sinh không chính xác và 305 hộ chiếu sai thông tin.
“Chúng tôi không có chính sách như Lon Nol hoặc Pol Pot trong việc di tản hoặc giết người. . . Họ có thể trở về đất nước của họ. Mặt khác, vì họ đã sống ở đây một thời gian dài, họ có thể nộp đơn lên cơ quan chức năng xem họ có thể làm dân nhập cư hay không,” ông nói.
Tư tưởng bài Việt vẫn luôn ngấm ngầm trong chính trị và xã hội Campuchia, tờ báo độc lập Phnom Phenh Post nhận định.
Cựu Thủ tướng Lon Nol từng giám sát các cuộc thảm sát của người Việt, và các nhà lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống đang bị xét xử vì tội diệt chủng chống lại người Việt.
Trong khi đó, Đảng Cứu nạn Quốc gia Campuchia, đảng đối lập chính phủ thì lại sử dụng ngôn ngữ chống Việt Nam để kêu gọi thêm người ủng hộ.
Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á, nói chính sách này là “vi phạm nghiêm trọng về quyền con người”.
“Một kế hoạch như vậy sẽ là một sự vi phạm trắng trợn của Công ước về Không quốc tịch của Liên Hiệp Quốc năm 1954 vì những người này không có nơi nào khác để tuyên bố quyền công dân. Có thể cá rằng làm như vậy sẽ khiến tình trạng buôn người ở Campuchia trở nên tồi tệ hơn, ” ông Robertson trả lời tờ Phnom Penh Post qua email.
Theo BBC.

Bà Nga xin khai về việc chi 30 tỉ chạy ĐBQH nhưng chủ tọa nói “bị cáo về chỗ đi”

Bà Nga xin khai về việc chi 30 tỉ chạy ĐBQH nhưng chủ tọa nói "bị cáo về chỗ đi"
Bị cáo Châu Thị Thu Nga. Ảnh: PL. TPHCM

Chủ tọa phiên tòa cho rằng, nội dung này không nằm trong phạm vi vụ án nên luật sư không hỏi làm mất thời gian.

Chiều nay (5/10), phiên tòa xét xử cựu ĐBQH Châu Thị Thu Nga và các đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư.

Luật sư Hoàng Văn Hướng bào chữa cho bị cáo Châu Thị Thu Nga – nguyên đại biểu Quốc hội, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Nhà đất – Housing Group, khi đặt câu hỏi thẩm vấn cho bà Nga đã đề cập đến khoản tiền 1,5 triệu USD mà bà Nga đã khai là dùng để “chạy” đại biểu Quốc hội.

Luật sư Hướng hỏi: “Trong cáo trạng và các tài liệu chứng cứ có nêu bà đã chuyển 1,5 triệu USD tương đương khoảng 30 tỉ đồng để chạy vào ĐBQH, có khoảng bốn bút lục. Bà có luận giải như nào về vấn đề này. Có việc chạy ĐBQH không? Bà có thay đổi về lời khai này không? Bà trình bày lại cho HĐXX và mọi người cùng nghe”, ghi nhận trên báo PL.TPCHM.

Song, hội đồng xét xử đã ngắt lời luật sư, cho rằng nội dung này không thuộc phạm vi của vụ án.

Chủ tọa phiên tòa cho rằng, nội dung này không nằm trong phạm vi vụ án nên luật sư không hỏi làm mất thời gian.

Tại tòa, bị cáo Châu Thị Thu Nga bày tỏ mong muốn được trả lời câu hỏi của luật sư, cũng là để giải tỏa những thắc mắc của dư luận, nhưng vị thẩm phán nhắc: “Bị cáo về chỗ đi”, báo Vietnamnet thông tin.

Theo cáo trạng, bà Châu Thị Thu Nga khai, trong số tiền hơn 157 tỷ đồng chi không có hóa đơn chứng từ, có 47,5 tỷ đồng bà Nga chi để “chạy” dự án và để được ứng cử ĐBQH khóa 13.

 

Lương sếp cao gấp 26 lần nhân viên, Việt Nam đứng đầu Châu Á về khoảng cách lương lãnh đạo – cấp dưới

Ở Việt Nam, khoảng cách lương giữa cấp lãnh đạo và nhân viên cấp thấp đang ở mức cao nhất trong khu vực Châu Á. Cụ thể, trung bình lương sếp Việt Nam cao gấp 26 lần lương nhân viên cấp thấp nhất trong cùng công ty, đại diện Mercer cho biết.

Đây là một trong những nội dung bà Kulapalee Tobing đến từ Mercer – công ty hàng đầu thế giới về tư vấn nhân sự, chia sẻ khi công bố những thông tin về lương thưởng mới nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các cấp bậc trong một công ty được chia thành 4 cấp, lần lượt từ thấp đến cao gồm: Nhân viên, Chuyên viên, Quản lý, và Lãnh đạo.

Trong đó, khoảng cách giữa mức lương của Lãnh đạo – cấp cao nhất và Nhân viên – cấp thấp nhất trong công ty thường dao động theo cấp số nhân.

So sánh trong khu vực Châu Á, khoảng cách lương giữa sếp và nhân viên ở Việt Nam đang ở mức cao nhất với 26 lần, cao hơn nhiều mức chênh lệch lương của các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia…

Bà Hoa Nguyễn – Giám đốc cấp cao của Talentnet – cho biết: Mức chênh lệch này ở Việt Nam là bình thường.

Bà lấy ví dụ ở cấp bậc nhân viên, nếu mới tốt nghiệp trung cấp chẳng hạn, mức lương lúc mới đi làm 6 triệu đồng/tháng. Nếu nhân số lương này lên 26 lần, mức lương sếp cùng công ty sẽ ở mức 156 triệu đồng/tháng. Giám đốc cấp cao hơn có thể đạt mức lương 200 triệu đồng/tháng.

“Đây chỉ là mức tính lương, chưa bao gồm thưởng và phụ cấp”, bà Hoa cho biết.

Theo Khảo sát lương 2017 do Talentnet – Mercer thực hiện, mức lương trung bình của các công ty trong nước thấp hơn 29% so với các công ty đa quốc gia.

Tỷ lệ chênh lệch về mức lương cơ bản hàng năm cho các vị trí khác nhau giữa Công ty đa quốc gia và Doanh nghiệp trong nước là 15% (cấp Nhân viên), 30% (Chuyên viên), và 41% (Quản lý).

Mức chênh lệch có xu hướng tăng ở cấp Quản lý dp các công ty đa quốc gia trả lương cao hơn cho vị trí quản lý cấp cao nhằm tương thích với mức độ đóng góp và phạm vi công việc.

Mặt khác, các công ty trong nước có xu hướng linh hoạt trong việc chi thưởng để tăng cường khả năng thu hút ứng viên tài năng so với các công ty nước ngoài, cho nên mức lương khi không bao gồm thưởng của cấp bậc này tại công ty trong nước thấp hơn so với công ty đa quốc gia.

Mức lương dành cho cấp lao động phổ thông ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, nhưng mức chi trả lương cho cấp quản lý (Senior) trở lên ở Việt Nam đã đắt đỏ hơn các nước Thái Lan hay Indonesia.

Khảo sát lương 2017 được thực hiện trên 592 công ty trong 16 ngành nghề từ Công nghệ, Hàng tiêu dùng, Dược phẩm, Hóa phẩm, Dược và Sản xuất…

Theo trí thức trẻ

Tin tức thế giới 6-10-2017

Ủng hộ cấm vận nhưng vẫn lặng lẽ “mở đường sống” cho Triều Tiên, ý đồ của Nga là gì?

Ủng hộ cấm vận nhưng vẫn lặng lẽ "mở đường sống" cho Triều Tiên, ý đồ của Nga là gì?

Sự ủng hộ của Nga đối với ông Kim Jong Un ở Triều Tiên cũng tương tự như những gì Moscow đang làm với ông Assad ở Syria.

Sự ủng hộ lặng lẽ của Nga

Quan hệ kinh tế của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng vẫn vượt trội hơn hẳn Moscow và Trung Quốc vẫn là một nhân tố uy lực trong cuộc khủng hoảng hạt nhân đang thành hình. Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh cắt giảm các hoạt động thương mại thì Nga lại gia tăng sự ủng hộ.

Theo Reuters, sở dĩ Nga làm như vậy là để cản trở bất cứ nỗ lực nào nhằm lật đổ ông Kim Jong Un mà Mỹ thúc đẩy.

Moscow lặng lẽ “mở một con đường sống” để giúp đỡ Triều Tiên trong bối cảnh nước này bị cô lập về kinh tế.

Tháng này, một công ty của Nga bắt đầu mở đường truyền internet cho Bình Nhưỡng, tạo cơ hội cho nước này kết nối với thế giới bên ngoài. Thương mại song phương Nga – Triều Tiên tăng gấp đôi, lên tới 31,4 triệu USD trong quý I 2017, chủ yếu là do xuất khẩu các sản phẩm dầu khí.

Ủng hộ cấm vận nhưng vẫn lặng lẽ mở đường sống cho Triều Tiên, ý đồ của Nga là gì? - Ảnh 1.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sử dụng máy vi tính. Ảnh: Reuters/KCNA

Nguồn tin của Reuters cho hay, chỉ trong năm nay, đã có ít nhất 8 tàu Triều Tiên rời cảng Nga, đem theo các lô hàng nhiên liệu trở về nhà, mặc dù đăng ký điểm đến ở những nơi khác. Giới chức Mỹ cho rằng đây là một chiêu lách cấm vận của Bình Nhưỡng.

“Điện Kremlin tin rằng lãnh đạo Triều Tiên đang cần được đảm bảo và có thêm lòng tin rằng Mỹ sẽ không nhúng tay nhằm thay đổi chế độ [của Triều Tiên]”, Andrey Kortunov, giám đốc trung tâm phân tích Hội đồng Ngoại vụ Nga nhận định.

“Viễn cảnh thay đổi chế độ là một mối lo ngại thực sự. Điện Kremlin hiểu rằng Tổng thống Trump rất khó đoán. Họ cảm thấy an tâm hơn với Barack Obama. Họ tin rằng ông Obama sẽ không có những hành động bất ngờ, nhưng ông Trump thì họ không rõ”.

Dù lên án hoạt động thử tên lửa của Bình Nhưỡng nhưng lãnh đạo Nga cũng bày tỏ rằng, ông hiểu mối lo ngại về an ninh của Triều Tiên trước Mỹ và Hàn Quốc, cũng như nỗi bất an của Mỹ.

“Người Triều Tiên biết chính xác tình huống đã diễn biến như thế nào ở Iraq”, ông Putin ám chỉ tới việc Mỹ bịa ra cái cớ Baghdad sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt để hạ bệ lãnh đạo của nước này, “Họ biết tất cả chuyện đó và nghĩ rằng, sở hữu vũ khí hạt nhân cùng công nghệ tên lửa là cách tự vệ duy nhất. Các bạn nghĩ họ sẽ từ bỏ ư?”

Tổng thống Putin: Chúng tôi hiểu sự bất an của Mỹ đối với Triều Tiên

Mặc dù có những động thái bảo vệ Triều Tiên nhưng Nga vẫn ủng hộ phương án gia tăng cấm vận của Liên Hợp Quốc. Theo đánh giá của các nhà phân tích, Nga cho rằng việc Triều Tiên trở thành một quốc gia hạt nhân, dù không toàn diện, là chuyện sẽ xảy ra và không thể đảo ngược.

Biên giới chiến lược

Mặc dù Moscow muốn cải thiện quan hệ với Washington nhưng cơ bản, Moscow vẫn phản đối mạnh mẽ hành động mà nước này cho là Mỹ đang can thiệp vào nội bộ của quốc gia khác.

Nga vốn không hài lòng khi lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu tập trung quân ở biên giới phía Tây của nước này với châu Âu. Nga không muốn chuyện tương tự xảy ra ở biên giới với châu Á. Nga lo sợ rằng, chính quyền Triều Tiên thay đổi sẽ dẫn tới mất cân bằng quyền lực ở khu vực và tạo điều kiện cho Mỹ đưa quân tới sát biên giới phía Đông của Nga.

Ủng hộ cấm vận nhưng vẫn lặng lẽ mở đường sống cho Triều Tiên, ý đồ của Nga là gì? - Ảnh 3.

Biên giới giữa Nga và Triều Tiên ở khu vực Tumangan, Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Các chính trị gia Nga đã nhiều lần cáo buộc Mỹ âm mưu thực hiện những cuộc cách mạng màu tại các vùng lãnh thổ của Liên Xô cũ. Bất cứ cuộc trao đổi nào của Mỹ về việc bãi nhiệm bất cứ lãnh đạo nào vì bất cứ lý do gì cũng được coi là nguy hiểm ở Nga.

Ông Putin từng nói rõ rằng, ông muốn nước Mỹ để cho ông Kim Jong Un được yên.

Theo ông Kortunov, sự bảo vệ này không xuất phát từ tình cảm cá nhân hay thể hiện sự ủng hộ đối với lãnh đạo Triều Tiên.

Kỳ thực, Nga tin rằng: Hiện trạng sẽ giúp Nga trở thành một nhân tố địa chính trị quan trọng trong cuộc khủng hoảng bởi mối quan hệ thân thiết của nước này với Bình Nhưỡng. Điều này tương tự như mối quan hệ giữa Nga và Tổng thống Assad ở Syria trong bối cảnh chính trị của Trung Đông.

Moscow biết mình sẽ mất đi vị thế và tầm ảnh hưởng ở khu vực nếu ông Kim Jong Un hoặc ông Assad bị lật đổ.

“Đó là một động thái giữ cân bằng rất tinh tế”, ông Kortunov nhận định.

TQ mở đường cho tàu chiến Mỹ tới NLL: Bằng chứng thép về rạn nứt quan hệ Trung-Triều?

TQ mở đường cho tàu chiến Mỹ tới NLL: Bằng chứng thép về rạn nứt quan hệ Trung-Triều?
USS Ronald Reagan sẽ cập cảng Hồng Kông vào tuần này. Ảnh: Keizo Mori/UPI

Trung Quốc mới đây đã cho phép tàu sân bay Mỹ cập cảng Hồng Kông, sau đó tiến lên phía Bắc tới khu vực NLL – vùng biển gần sát Triều Tiên để tập trận chung cùng Hàn Quốc.

Dong-A Ilbo (Hàn Quốc) ngày 5/10 đưa tin, nhóm tàu sân bay chiến đấu do tàu sân bày hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan dẫn đầu sẽ tới khu vực gần Đường giới hạn phía bắc (Northern Limit Line – NLL) – vùng biển gần Triều Tiên nhất để tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn với hải quân Hàn Quốc từ ngày 15/10.

Đây là lần thứ hai “đi xa”, áp sát đe dọa Triều Tiên thứ hai của lực lượng quân sự Mỹ trong vòng thế kỷ qua, hồi cuối tháng 9, Mỹ cũng đã điều máy bay ném bom chiến lược B-1B tới gần NLL.

Đáng chú ý, Trung Quốc đã cho phép tàu sân bay Mỹ khởi hành từ Hồng Kông trong tuần này.

Tàu sân bay Ronald Reagan sẽ hoạt động chung với hải quân Hàn Quốc trong các hoạt động diễn tập liên quan đến tên lửa như phát hiện, theo dõi và đánh chặn tên lửa liên lục địa của Triều Tiên.

Báo Hàn Quốc nhận định, từ trước tới nay, Trung Quốc luôn luôn chỉ trích các cuộc tập trận liên hợp ở gần bán đảo Triều Tiên của Mỹ-Hàn do lo ngại các cuộc tập trận sẽ khiến tình hình bán đảo leo thăng căng thẳng cũng như thách thức vấn đề an ninh của Bình Nhưỡng.

Dong-A Ilbo cho biết, Bắc Kinh cũng từng cáo buộc Mỹ đang lợi dụng cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên để tìm kiếm vị thế bá quyền quân sự ở khu vực Đông Bắc Á.

Tuy nhiên lần này, Trung Quốc đã đồng ý để tàu sân bay hạt nhân Mỹ khởi hành từ cảng Hồng Kông để đi lên phía Bắc tới NLL.

Trong bối cảnh Bắc Kinh lo lắng việc Triêu Tiên có khả năng thực hiện hành động khiêu khích trong thời gian Trung Quốc diễn ra đại hội đảng khóa 19, động thái trên được cho là sự ngầm đồng ý của Trung Nam Hải để Mỹ-Hàn thị uy Triều Tiên“, Dong-A Ilbo bình luận.

Tờ này nhấn mạnh, đây cũng là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ khởi hành từ Hồng Kông trong vòng hai năm qua. Kể từ tháng 4/2016, do mâu thuẫn trên biển Đông, Trung Quốc đã từ chối yêu cầu cho các tàu chiến Mỹ cập cảng Hồng Kông.

Theo giới quan sát, việc Trung Quốc đồng ý cho tàu sân bay Mỹ đi qua Hồng Kông cũng là một phản ứng tích cực của Bắc Kinh trước các lệnh trừng phạt Triều Tiên. Điều này đồng nghĩa với việc rạn nứt trong quan hệ Trung-Triều đã dần khoét sâu và đạt đến mức độ “công khai hóa”.

Đây rõ ràng là tín hiệu gây áp lực của Trung Quốc với láng giềng Triều Tiên đồng thời cũng là “bằng chứng thép” cho sự rạn nứt trong quan hệ Trung-Triều, Đa chiều (Mỹ) bình luận.

Trước đó, tờ Financial Times ngày 3/10 đưa tin, cựu Thứ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh cho biết, Triều Tiên đang đi xa dần trên con đường hạt nhân đồng thời quan hệ với Trung Quốc cũng rạn nứt do Bình Nhưỡng không chịu bất cứ sự ràng buộc từ các đàm phán hòa bình.